NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG - Khai Pham Group

I. Tổng quan về bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng là một trong những vấn đề nghiêm trọng thường gặp, đặc biệt vào mùa mưa khi độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển mạnh mẽ. Đây là bệnh lý phổ biến nhưng khó phát hiện ở giai đoạn đầu, thường chỉ được nhận biết khi cây đã bị tổn thương nặng. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả sầu riêng, thậm chí khiến cây suy kiệt hoàn toàn.

II. Nguyên nhân gây bệnh 

1. Tác nhân gây bệnh – Nấm Phytophthora palmivora

Tác nhân chính gây bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng là nấm Phytophthora palmivora, một loại nấm tồn tại sẵn trong đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi như mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và ánh sáng hạn chế do vườn trồng quá dày, bào tử nấm sẽ phát triển mạnh, lây lan nhanh chóng và tấn công cây trồng qua các vết thương hở trên thân hoặc rễ cây.

2. Các yếu tố làm cây suy yếu và dễ mắc bệnh

  • Các điều kiện bất lợi như siết nước kéo dài, bón quá nhiều phân hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật có thể gây căng thẳng sinh lý cho cây, khiến cây suy yếu và mất khả năng chống chịu trước sự tấn công của nấm bệnh.
  • Thiếu hụt hoặc mất cân bằng các khoáng chất quan trọng như canxi, magie cũng là nguyên nhân khiến cây dễ bị tổn thương. Những vết nứt nhỏ hoặc tổn thương ở thân cây do thiếu canxi hoặc các yếu tố cơ học tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora xâm nhập và gây bệnh.

III. Triệu chứng nhận biết 

1.Triệu chứng trên thân cây

  • Thân cây xuất hiện các vết nứt nhỏ ban đầu, sau đó mở rộng, chảy nhựa màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, nhựa khô lại tạo thành lớp màng dày bám trên bề mặt.
  • Vết nứt ăn sâu vào lớp vỏ cây, làm vỏ chuyển màu nâu sẫm, bong tróc, phần lõi gỗ bên trong hóa nâu, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng, khiến cây suy yếu, còi cọc.

Bệnh nứt thân xì mủ

IV. Hậu quả khi cây nhiễm bệnh 

  • Bệnh làm giảm khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng, khiến cây chậm phát triển, vàng lá, giảm khả năng ra hoa, đậu quả và tăng tỷ lệ rụng trái.
  • Nếu không được xử lý kịp thời, cây có thể chết do bị phá hủy hoàn toàn hệ thống mạch dẫn.
  • Năng suất cây trồng giảm mạnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà vườn.

V. Biện pháp phòng tránh và điều trị 

1. Biện pháp canh tác

  • Chọn giống kháng bệnh: Ưu tiên lựa chọn những giống cây có khả năng chống chịu tốt với bệnh nứt thân xì mủ để giảm nguy cơ nhiễm bệnh ngay từ đầu.
  • Cải tạo vườn thường xuyên: Dọn sạch tàn dư thực vật, các cành lá bệnh nhằm loại bỏ nguồn lây nhiễm. Đảm bảo vườn trồng thông thoáng bằng cách tỉa cành định kỳ và trồng cây với mật độ phù hợp. Ngoài ra, cần tạo rãnh thoát nước để tránh ngập úng vào mùa mưa.
  • Bón phân cân đối: Kết hợp sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh và bón vôi định kỳ để cải tạo đất, duy trì độ pH trung tính, giúp rễ cây khỏe mạnh và tăng sức đề kháng tự nhiên của cây trước sự tấn công của nấm bệnh. Nên bổ sung vi lượng canxi và magie để hạn chế tình trạng nứt thân do thiếu dinh dưỡng.

2. Biện pháp sinh học

  • Sử dụng nấm đối kháng: Phun hoặc tưới các chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng như Trichoderma asperellum, Bacillus subtilis, hoặc Streptomyces quanh gốc cây để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nấm Phytophthora trong đất.
  • Phun dung dịch sinh học: Dùng các chế phẩm sinh học như dung dịch đồng đỏ hoặc các enzyme sinh học để phun trực tiếp lên vết bệnh và xung quanh thân cây. Điều này giúp khử khuẩn hiệu quả và kích thích cây nhanh chóng phục hồi.
  • Phun phòng ngừa: Định kỳ phun phòng các chế phẩm sinh học quanh vườn để ngăn ngừa bệnh lây lan trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.

3. Biện pháp hóa học

Khi phát hiện bệnh nứt thân xì mủ, bà con cần xử lý ngay bằng cách phun thuốc trừ bệnh để hạn chế lây lan và bảo vệ năng suất. Các hoạt chất khuyến nghị bao gồm Mancozeb, Cymoxanil, Phosphonate,…

Bên cạnh đó, một giải pháp hiệu quả và được nhiều nhà vườn tin dùng là AntyPhytop hoặc Anti Quét, mang lại hiệu quả rõ rệt chỉ sau một lần sử dụng với các phương pháp linh hoạt như tưới, xịt hoặc quét trực tiếp lên vết bệnh:

  • Quét nứt thân xì mủ: Pha hỗn hợp gồm 1-2 lít nước + Mancozeb + AntyPhytop (khuấy đều cho đặc) rồi quét trực tiếp lên vết bệnh để diệt nấm và làm khô nhanh chóng.
  • Tưới gốc: Pha 500ml AntyPhytop + Mancozeb với 200 lít nước, tưới trực tiếp quanh gốc, đặc trị tình trạng vàng lá, thối rễ.
  • Xịt phun: Pha hỗn hợp đủ dùng cho 600 lít nước, áp dụng phun đều lên cây ở mọi giai đoạn, vừa bổ sung dinh dưỡng vừa ngăn ngừa hiệu quả bệnh vàng lá và nứt thân xì mủ.

**Lưu ý: Chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, sau khi xử lý bằng thuốc hóa học, cần bổ sung phân vi sinh và cải tạo đất để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi trong đất.

>> KHÁM PHÁ THÊM CÁC SẢN PHẨM TRỊ BỆNH NỨC THÂN XÌ MỦ CỦA KHAI PHAM: TẠI ĐÂY

VI. Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh nứt thân xì mủ

Bước 1: Vệ sinh sạch vết bệnh bằng cách loại bỏ lớp vỏ cây bị tổn thương, rửa bằng nước sạch.

Bước 2: Pha hỗn hợp thuốc gồm 250ml TOPCIN+250ml GIÁP ĐỒNG với 10-15 lít nước.

Bước 3: Dùng cọ quét trực tiếp hỗn hợp thuốc lên vết bệnh, thực hiện định kỳ 3 ngày/lần trong vòng 2-3 lần hoặc đến khi vết bệnh khô hoàn toàn.

>> Sau khi điều trị bệnh nứt thân xì mủ, cần tiến hành bón phân phục hồi với các loại phân hữu cơ và vi lượng như canxi, magie để cây sầu riêng nhanh chóng phát triển trở lại. Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời, đồng thời phun định kỳ các chế phẩm sinh học giúp phòng ngừa bệnh tái phát, tăng sức đề kháng và đảm bảo năng suất cây trồng.

 

NHẬN CHIẾT KHẤU HẤP DẪN CÙNG KHAI PHAM GROUP


    0961.022.7000964.022.700ZaloZalofacebook